Do ảnh hưởng của dịch covid-19 từ năm 2019, nước ta đã có ba lần hoãn cải cách tiền lương. Cụ thể:
Ngày 09/10/2020: Lùi cải cách đến ngày 01/7/2022 theo Nghị quyết số 23 năm 2021.
Ngày 13/11/2021: Tiếp tục lùi cải cách đến thời điểm thích hợp theo nghị quyết số 34 năm 2021.
Và gần nhất là ngày 11/10/2022: Hoãn cải cách và thay vào đó là tăng lương cơ sở th Nghị định số 24 năm 2023.
Tuy nhiên, mới đây, tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Theo đó, nếu không có gì thay đổi, thời điểm cải cách tiền lương là từ 01/7/2024.
4 khoản thu nhập của công chức sẽ không còn nữa từ 01/7/2024
Thông tin về thời điểm cải cách tiền lương mới được đưa ra tại diễn đàn mà chưa được ban hành tại bất kỳ văn bản nào.
Do đó, hiện nay, việc tính cơ cấu tiền lương công chức khi cải cách tiền lương vẫn dựa vào tinh thần của Nghị quyết số 27 năm 2018 của Bộ Chính trị.
Căn cứ Nghị quyết về cải cách tiền lương này của Bộ Chính trị, có thể thấy, từ 01/7/2024, công chức sẽ không còn các khoản thu nhập dưới đây:
Thứ nhất: Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
Thứ hai: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề trừ công an, quân đội, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức. Trong đó, phụ cấp thâm niên nghề của công chức đang được tính theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC.
Theo đó, mức phụ cấp thâm niên nghề của công chức bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu công chức đó được hưởng.
Điều kiện để hưởng là khi công chức có thời gian làm việc đủ 05 năm. Từ năm thứ sáu trở đi, nếu công chức có đủ 12 tháng làm việc thì được tính thêm 1%.
Như vậy, dự kiến từ 01/7/2024 trở đi, công chức sẽ bị bãi bỏ khoản phụ cấp này. Đồng nghĩa, mỗi tháng sẽ không còn được thêm ít nhất 5% mức lương được nhận khi đã có 05 năm làm việc.
Thứ ba: Mở rộng việc khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
Thứ tư: Bên cạnh khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
Lưu ý: Có một số ý kiến cho rằng việc sắp xếp lại chế độ phụ cấp cũng làm giảm đi thu nhập của công chức. Tuy nhiên, thu nhập của công chức chỉ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề còn các loại phụ cấp còn lại thì:
- Hoặc đã được gộp với mấy loại phụ cấp khác để tạo thành loại phụ cấp mới như phụ cấp độc hại nguy hiểm đã được đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề
- Hoặc đã đưa vào mức lương cơ bản như phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ.
Ngoài ra, khi cải cách tiền lương, cơ cấu tiền lương công chức gồm các khoản thu nhập theo tỷ lệ dưới đây:
Lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Bổ sung tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Cán bộ, công chức, viên chức còn được xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm gồm:
1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương
3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Lộ trình cải cách tiền lương năm 2024 như thế nào?
Sau khi tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2023, vấn đề cải cách tiền lương năm 2024 được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quan tâm. Vậy lộ trình cải cách tiền lương năm 2024 cụ thể thế nào?
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 có nhiều điểm đổi mới nổi bật
Thực tế, nước ta đã có 4 lần cải cách tiền lương vào các năm: 1960, 1985, 1993, 2003.
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 21-5-2018 là một nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Nghị quyết nêu rõ: Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ...
Do đó, cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập...
10 trường hợp nhà có sổ đỏ, nhưng không được cấp chứng nhận quyền sở hữu: Người dân nên biết sớmChỉ có 3 đối tượng đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT