Phần lớn những trường hợp muốn tẩy nốt ruồi đều là do những nốt ruồi của họ đang mọc ở những vị trí kém duyên trên cơ thể, đặc biệt là trên khuôn mặt. Dù rất muốn loại bỏ nó nhưng rất nhiều chị em còn phân vân về vấn đề tẩy nốt ruồi có an toàn không và phương pháp nào mới mang đến hiệu quả thực sự.
Đại đa số nốt ruồi trên gương mặt hay cơ thể là lành tính và không gây hại... (Ảnh minh họa)
Theo Tuổi Trẻ, TS Trần Văn Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, cho biết: "Hầu hết nốt ruồi trên cơ thể là lành tính, không gây hại, nhưng cũng có những nốt ruồi là u hắc tố ác tính (hay còn gọi là ung thư hắc tố). Khi các u hắc tố này bị tác động bằng các biện pháp tẩy nốt ruồi như dùng thuốc, đốt điện, tẩy laser thì sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh, xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể."
Cần chú ý đến những nốt ruồi có biểu hiện dị dạng như sần sùi, màu sắc không đều, nổi gờ, ngứa... vì có thể đây là u hắc tố. Tuy nhiên, việc phân biệt đâu là nốt ruồi lành, ác thường không chính xác khi quan sát bằng mắt thường mà phải cần đến các xét nghiệm, giải phẫu cụ thể.
Hơn nữa, một số người bệnh rất chủ quan, họ đã tự ý thực hiện tẩy nốt ruồi tại nhà bằng những phương pháp truyền miệng chưa có bằng chứng khoa học xác minh. Chẳng hạn như tẩy nốt ruồi bằng tỏi, tẩy nốt ruồi bằng pin,… hay rất nhiều phương pháp khác. Đây đều là những phương pháp không hề an toàn.
Trên thực tế, do áp dụng những phương pháp này, rất nhiều trường hợp đã phải đối mặt với tình trạng nốt ruồi bị phân tách đôi, phát triển nham nhở, gây ra tình trạng rỗ, sẹo,… khiến người bệnh càng khổ sở hơn về vẻ ngoài của mình.
Những lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi
Dù thực hiện phương pháp tẩy nốt ruồi nào trên đây thì việc chăm sóc da sau điều trị cũng cần phải lưu ý, bởi nếu thực hiện không đúng cách sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng thành những vết sẹo lõm/lồi gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý:
- Vệ sinh vùng da đã tẩy nốt ruồi: Khi thay băng chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc betadine để rửa. Tránh sử dụng hydro peroxide, vì nó ảnh hưởng xấu đến tốc độ chữa lành vết thương.
- Chỉ sử dụng thuốc bôi khi bạn được bác sĩ chỉ định hoặc vết thương do tẩy nốt ruồi đã lành hẳn.
- Khi ăn uống phải chú ý tránh những thực phẩm làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi và nguy cơ kích ứng, ngứa da, dị ứng da ở vết thương điều trị.
- Hạn chế gãi, hay chà xát mạnh vào vùng da vẫn bị tổn thương.
- Cho đến khi da lành hẳn thì bạn mới nên sử dụng mỹ phẩm đồng thời trong thời gian chăm sóc vết thương, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
-> 3 bước dưỡng da tiết kiệm nhưng vẫn ngừa lão hóa hiệu quả
Hoàng Ly (T/H)